Mô hình giá hình chữ nhật – Rectangle là gì?

26 views

Tin tức thị trường – Là một nhà đầu tư trẻ ở trên thị trường Forex, chắc chắn các bạn đã phải gặp phải mô hình hình chữ nhật (Rectangle).

Vậy Mô hình giá hình chữ nhật Rectangle là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Mô hình giá hình chữ nhật – Rectangle là gì?

Mô hình chữ nhật (tên tiếng Anh là Rectangle Pattern) là mô hình xuất hiện khi giá bị “kìm hãm” bởi hai đường xu hướng nằm ngang song song với nhau. Trong đó, đường xu hướng trên đi qua các đỉnh đóng vai trò là đường kháng cự, còn đường xu hướng dưới đi qua các đỉnh đóng vai trò là đường hỗ trợ.

Mô hình giá hình chữ nhật – Rectangle là gì?

Mô hình Rectangle cho thấy cả bên mua và bên bán đang cố gắng áp đảo đối phương nhưng sức đẩy không đủ mạnh để phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Giá có thể chạm vào đường hỗ trợ và kháng cự nhiều lần trước khi phá vỡ, sau đó nó sẽ di chuyển theo hướng nó đã phá vỡ.

Mô hình chữ nhật chỉ được hoàn thiện khi giá bứt phá qua đường hỗ trợ hoặc kháng cự. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, khi giá đã thoát ra khỏi hình chữ nhật, nó sẽ quay lại retest đường hỗ trợ hoặc đường kháng cự rồi mới tiếp tục xu hướng trước đó một cách mạnh mẽ.

Đặc điểm của mô hình giá hình chữ nhật

Mô hình giá Hình chữ nhật được hình thành sau một xu hướng tăng hoặc giảm rõ rệt trước đó, bao gồm 2 đường xu hướng nằm ngang và song song với nhau, khác với mô hình giá Lá cờ: 2 đường xu hướng sẽ cùng dốc lên hoặc cùng dốc xuống. Phần lớn các mức giá của mô hình này đều nằm gọn bên trong 2 đường xu hướng, đường xu hướng trên đi qua các đỉnh đóng vai trò như một đường kháng cự, đường xu hướng dưới đi qua các đáy đóng vai trò như một đường hỗ trợ.

Đặc điểm của mô hình giá hình chữ nhật

Lưu ý: mô hình giá Hình chữ nhật thật sự có hiệu lực khi đường kháng cự đi qua ít nhất 2 đỉnh và đường hỗ trợ đi qua ít nhất 2 đáy.

Về đặc điểm thì mô hình này tương đối giống xu hướng sideway (thị trường đi ngang), tuy nhiên, nếu để ý kỹ, các bạn sẽ thấy sideway được tích lũy trong thời gian dài trước khi bị phá vỡ, trong khi mô hình giá Hình chữ nhật thì tồn tại với thời gian ngắn hơn.

Xem thêm: Phương pháp Volume Spread Analysis (VSA) là gì?

Các loại mô hình chữ nhật phổ biến hiện nay

Mô hình chủ nhật có 2 dạng phổ biến đó là: mô hình chữ nhật tăng và mô hình chữ nhật giảm. Đặc điểm của từng loại như sau:

Mô hình chữ nhật tăng dần

Đây là mô hình xuất hiện sau một xu hướng tăng và hình thành tại đỉnh của xu hướng tăng đó. Giai đoạn hình chữ nhật là giá đang giằng co giữa bên mua và bên bán, thường diễn ra trong khoảng từ 1-2 tuần. Khi mô hình chữ nhật được tích lũy càng lâu thì khi giá phá vỡ khỏi mô hình, nó sẽ đi theo xu hướng càng mạnh.

Mô hình chữ nhật tăng dần

Kirkpatrick C.D và Dahlquist J.R (2006) đã viết trong cuốn The Complete Resource for Financial Market Technicians khi nhận định về mô hình giá hình chữ nhật. Khi giá trong xu hướng tăng thì 68% nó sẽ bứt phá khỏi kháng cự và đi lên. 32% là khả năng nó sẽ phá vỡ kháng cự đi xuống.

Mô hình chữ nhật giảm dần

Ngược lại với mô hình chữ nhật tăng, mô hình chữ nhật giảm được hình thành khi giá đang trong một giai đoạn giảm. Tức là khi thị trường đã kéo dài một xu hướng giảm giá đến vùng quá bán, nó sẽ bắt đầu chống lại và chuyển sang giai đoạn đi ngang (sideway) để lấy đà cho xu hướng giảm tiếp theo của thị trường.

Mô hình chữ nhật giảm dần

Lúc này, lời khuyên dành cho các nhà đầu tư là nên đứng ngoài thị trường, không nên thực hiện giao dịch trong thời điểm này. Sau khi giá break out khỏi vùng hỗ trợ, nó có thể retest lại đường trendline này một đến hai lần rồi mới tiếp tục đi xuống mạnh mẽ. Đây chính là cơ hội tốt để các nhà đầu tư có thể vào lệnh.

Cũng theo nhận định của Kirkpatrick C.D và Dahlquist J.R (2006) thì khi giá trong xu hướng giảm thì khả năng bứt phá qua hỗ trợ và kháng cự đều là 50%.

Ý nghĩa của mô hình giá hình chữ nhật là gì?

Sau một thời gian biến động mạnh, tăng hoặc giảm trước đó, thị trường bắt đầu rơi vào trạng thái nghỉ ngơi. Nếu các mô hình giá như Cờ đuôi nheo, Cái Nêm hay Tam giác, giá có xu hướng hội tụ lại một điểm vì lúc này, cả 2 phe mua và bán đều đang giảm giao dịch để củng cố lực lượng và đẩy giá đi mạnh theo kỳ vọng thì ở mô hình giá Hình chữ nhật, cả 2 phe mua và bán đều chủ động tấn công đối phương làm cho giá liên tục di chuyển lên xuống.

Khi phe bò tấn công đẩy giá đi lên thì phe gấu lập tức phản đòn kéo giá xuống lại, hành vi của cả 2 phe khiến giá cứ chạm ngưỡng kháng cự thì đi xuống, chạm ngưỡng hỗ trợ thì đi lên, tạo ra một hình chữ nhật. Khi một trong 2 lực đủ mạnh thì giá sẽ phá vỡ mô hình và đi theo hướng của phe mạnh hơn.

Mô hình giá Hình chữ nhật có thể cung cấp tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng trước đó. Nhà đầu tư chỉ biết chính xác giá sẽ tăng hay giảm sau khi nó thật sự phá vỡ mô hình. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của xu hướng chung ban đầu, mô hình này thường được sử dụng như một tín hiệu tiếp diễn hơn là sự đảo chiều.

Nhưng bạn biết đấy, đời không như là mơ và thị trường forex không phải lúc nào cũng đi theo những gì mà chúng ta dự đoán, cho dù tín hiệu tạo ra với xác suất thành công đến 90% thì 10% thị trường phản đòn nhà đầu tư vẫn thường xuyên xảy ra. Chính vì thế, đối với mô hình giá Hình chữ nhật thì ĐỪNG BAO GIỜ CHỈ GIAO DỊCH VỚI TÍN HIỆU TIẾP DIỄN mà phải phân tích hành động giá để tìm ra xu hướng chính xác nhất.

Việc xác định xu hướng phá vỡ của giá như thế nào thì các bạn tiếp tục theo dõi ở những phần sau của bài viết này nhé.

Cách giao dịch với mô hình chữ nhật hiệu quả

Vì sau khi giá thoát ra khỏi hình chữ nhật, nó có xu hướng quay lại kiểm tra đường hỗ trợ và đường kháng cự nên phương pháp giao dịch với mô hình này cũng đa dạng hơn. Các bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết dưới đây:

– Cách 1. Vào lệnh khi giá vừa bứt ra khỏi mô hình

Trường hợp này bạn vào lệnh ngay khi giá breakout khỏi hình chữ nhật. Cụ thể:

  • Khi giá vừa phá vỡ khu vực kháng cự để đi lên, ta đặt một lệnh buy ngay tại điểm này.
  • Ngay khi giá xuyên qua đường hỗ trợ đi xuống, ta đặt một lệnh sell.

Lợi thế của việc giao dịch theo cách này là các nhà đầu tư không bỏ lỡ cơ hội vào lệnh. Tuy nhiên mức lời thu được lại không quá cao.

– Cách 2: Vào lệnh khi giá quay lại retest 2 đường trendline

Khi giá bứt ra khỏi hình chữ nhật, sau đó quay lại retest đường kháng cự và hỗ trợ. Đây chính là thời điểm thích hợp để các trader tham gia vào thị trường. Để hình dung rõ hơn các bạn có thể tham khảo hình vẽ sau, điểm đặt lệnh trong trường hợp này là vị trí số 2.

Cách giao dịch với mô hình chữ nhật hiệu quả

Trái ngược với phương pháp 1, điểm vào lệnh theo cách này được cho là tốt hơn. Nhưng giao dịch với cách 2 có thể khiến trader bỏ lỡ cơ hội vào lệnh nếu giá không quay lại retest mà tiếp tục đi theo xu hướng ban đầu luôn.

– Đặt cắt lỗ chốt lời

Với cả hai cách trên, ta đều có chung phương pháp đặt cắt lỗ (stop loss) và chốt lời (take profit).

  • Với lệnh buy, bạn có thể đặt cắt lỗ dưới đường kháng cự một vài pip, chốt lời tại điểm mà khoảng cách từ điểm đó đến điểm phá vỡ ít nhất bằng chiều rộng hình chữ nhật và cùng phía với hướng breakout khỏi mô hình.
  • Với lệnh sell bạn sẽ cắt lỗ trên đường hỗ trợ một chút là hợp lý. Chốt lời cũng được đặt tại điểm cách điểm phá vỡ bằng chiều rộng hình chữ nhật và cùng phía với hướng breakout khỏi mô hình.

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin về mô hình giá hình chữ nhật mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn trader, hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm cho mình những kinh nghiệm khi giao dịch với loại mô hình này nhé!

Leave a Comment

tinng.net nơi tổng hợp các kiến thức sống , trãi nghiệm du lịch ăn uống cuộc sống giúp mọi người thêm yêu đời và có nhiều kiến thức trong cuộc sống

© 2023 by tinng.net