Phân loại chứng khoán phái sinh
tinng.net – Chứng khoán phái sinh sẽ được phân thành 04 loại chính sau đây.
Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract): là hợp đồng ràng buộc pháp lý giữa hai bên về việc mua và bán một hợp đồng phái sinh, cụ thể là hợp đồng này giao tài sản gốc trong tương lai và giá được xác định tại thời điểm hiện tại.
Hợp đồng tương lai (Future): Là loại chứng khoán phái sinh xác nhận cam kết giữa các bên liên quan để thực hiện một trong các giao dịch sau:
- Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai.
- Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở vào ngày đã xác định trong tương lai.
Hợp đồng quyền chọn (Call/Put): Hợp đồng cho phép nhà đầu tư có quyền mua hoặc bán một tài sản cơ sở với mức giá đã xác định trước đó hoặc mức giá được xác định trong tương lai. Hình thức này giúp nhà đầu tư giảm thiểu tối đa thiệt hại cho bản thân khi giá cổ phiếu có rủi ro.
Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ 2 điều: một là thời điểm hoán đổi dòng tiền, hai là phương pháp tính toán cụ thể.
Hướng dẫn tham gia chứng khoán phái sinh
Dưới đây là 5 bước cụ thể để giúp một nhà đầu tư có thể tiến hành giao dịch được với thị trường chứng khoán phái sinh.
Tham khảo thêm: Chứng khoán phái sinh là gì?
Bước 1. Mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh
Việc mở 1 tài khoản để giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ được chia thành 02 trường hợp cụ thể dưới đây:
- Trường hợp 1: nếu bạn đã có một tài khoản để giao dịch chứng khoán trước đó, việc bạn cần làm là liên hệ với Công ty chứng khoán mà bạn đang sử dụng để yêu cầu mở thêm tính năng giao dịch chứng khoán phái sinh.
- Trường hợp 2: nếu bạn chưa có bất kì một tài khoản nào thì bạn phải tiến hành thành lập cho mình 1 tài khoản từ đầu để có thể tiến hành giao dịch. Các công ty chứng khoán hàng đầu trên thị trường hiện nay có thể kể đến như: SSI, VNDirect, HSC, VPS,….
Bước 2. Nộp tiền ký quỹ ban đầu
Cũng như các hình thức đầu tư khác, việc tiếp theo nếu bạn muốn giao dịch chứng khoán phái sinh đó là nộp tiền vào tài khoản. Đối với chứng khoán phái sinh thì khoản tiền này được gọi là phần tiền ký quỹ. Tùy vào các sàn thì mức ký quỹ sẽ do sàn đó quy định (thường sẽ rơi vào 16-18% giá trị mỗi hợp đồng).
Bước 3. Giao dịch phát sinh
Bước tiếp theo là chỉ việc tiến hành giao dịch nếu bạn đã nộp đủ phần tiền ký quỹ. Nhà đầu tiên có thể mở vị thế mua hoặc vị thế bán, tùy vào các phân tích kỹ thuật và tín hiệu của thị trường.
Bước 4. Thanh toán bù trừ
Sau quá trình giao dịch thì nhà đầu tư phải tiến hành thanh toán toàn bộ lãi lỗ phát sinh theo hợp đồng hàng ngày.
Phần lãi lỗ này sẽ được tính toán dựa theo giá giao dịch đóng cửa của hợp đồng tương lai. Đối với các hợp đồng đến ngày đáo hạn, phần lãi lỗ sẽ được tính toán dựa trên giá trị đóng cửa của chỉ số tại ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai đó. Sẽ có 02 trường hợp có thể xảy ra như sau:
- Nếu lỗ ròng: Bạn sẽ phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh đó chậm nhất đến 9h sáng của phiên giao dịch hôm sau.
- Nếu lãi ròng: Bạn sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh sau 11h sáng của phiên giao dịch hôm sau.
Bước 5. Theo dõi các tỷ lệ
Tỷ lệ ở đây sẽ là tỷ lệ tiền ký quỹ còn lại của bạn sau mỗi phiên giao dịch, sẽ có trường hợp xảy ra:
- Nếu tài khoản của bạn có số dư ký quỹ dưới mức quy định của Công ty chứng khoán, bạn sẽ bị gọi ký quỹ (margin call) bởi công ty đó và bạn buộc phải bổ sung tiền vào tài khoản của mình.
- Ngược lại, nếu giá trị tài sản ký quỹ vượt trên giá trị ký quỹ yêu cầu, bạn có thể rút bớt phần này và đây chính là lợi nhuận của bạn.
So sánh chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở
Dưới đây là những khác biệt lớn nhất giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh:
Khía cạnh | Chứng khoán cơ sở | Chứng khoán phái sinh |
Đối tượng sở hữu | Sở hữu cổ phiếu, trái phiếu | Không sở hữu bất kì cổ phiếu hay trái phiếu nào, mà phụ thuộc vào sự biến động của chứng khoán cơ sở |
Số lượng niêm yết hoặc phát hành | Phụ thuộc vào mỗi công ty muốn phát hành cổ phiếu/trái phiếu hay không | Hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu của thị trường |
Tỷ lệ đòn bẩy | 1:1 | 1:8 |
Giời gian nắm giữ (giao dịch) | T+3 | T+0 |