Điểm xoay Pivot Point là gì? Cách xác định điểm Pivot chuẩn xác

23 views

Tin tức thị trường – Điểm Pivot hiện đã được biết đến như là một trong các loại công cụ dùng để xác định được mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng hiệu quả. Với sự đa dạng của hệ thống công cụ chỉ báo, Pivot vẫn luôn được đông đảo các trader lựa chọn.

Vậy điểm xoay Pivot Point là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Điểm xoay Pivot Point là gì? Cách xác định điểm Pivot chuẩn xác

Điểm xoay Pivot Point là gì?

Điểm xoay là một chỉ báo phân tích kỹ thuật được sử dụng để xác định xu hướng chung của thị trường trong các khung thời gian khác nhau. Điểm xoay đơn giản là mức trung bình của giá cao, thấp và đóng cửa của các ngày giao dịch trước đó. Giá giao dịch trên điểm xoay được cho là xu hướng tăng giá đang diễn ra, trong khi giá ở dưới điểm xoay cho thấy tâm lý giảm giá.

Việc phân tích điểm xoay (Pivot Points) thường được sử dụng cùng với việc tính toán các mức hỗ trợ và kháng cự, tương tự như phân tích đường xu hướng. Trong phân tích điểm xoay, các mức hỗ trợ và kháng cự đầu tiên được tính bằng cách sử dụng độ rộng của phạm vi giao dịch giữa điểm xoay và giá cao hoặc thấp của ngày hôm trước. Các mức hỗ trợ và kháng cự thứ hai được tính bằng cách sử dụng toàn bộ chiều rộng giữa giá cao và thấp của ngày hôm trước.

Điểm xoay Pivot Point là gì?

Các mức điểm xoay bao gồm: một điểm xoay, hai mức kháng cự cao hơn được gọi là R1 và R2 và hai điểm xoay hỗ trợ thấp hơn được gọi là S1 và S2. Dữ liệu từ phạm vi giao dịch của ngày trước được sử dụng để xác định năm mức điểm xoay.

Cấu tạo của điểm xoay Pivot như thế nào?

Nhìn vào biểu đồ ta sẽ thấy cấu tạo điểm xoay Pivot khá phức tạp nhưng các bộ phận của điểm xoay Pivot lại quen thuộc và rất dễ nhận biết. Theo đó, một điểm xoay Pivot bao gồm các bộ phận chính sau:

  • Đường chính PP (Pivot Point), còn được gọi là điểm xoay Pivot hoặc điểm trục.
  • R1, R2, R3 lần lượt là ba đường kháng cự – Resistance (hay còn gọi là điểm xoay kháng cự) nằm bên trên đường chính PP.
  • S1, S2, S3 là ba đường hỗ trợ – Support (điểm xoay hỗ trợ) nằm bên dưới đường PP.

Cách xác định điểm Pivot chuẩn xác

Trên thực tế, cách xác định điểm Pivot không hề phức tạp. Bởi nhà đầu tư chỉ cần thu thập đầy đủ những thông số như: mức giá cao, thấp và giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước. Sau đó, Trader sẽ sử dụng các số Fibonacci để để tính điểm.

Cách xác định điểm Pivot chuẩn xác

Pivot Point = [Giá cao (kỳ trước) + Giá thấp (kỳ trước) + Giá đóng cửa (kỳ trước)] / 3

Sau khi tính được điểm Pivot, chúng ta có thể xác định những mức hỗ trợ và kháng cự theo công thức sau:

  • Mức hỗ trợ S1 = 2 × Pivot – giá cao;
  • Mức hỗ trợ S2 = Pivot – (mức kháng cự R1 – mức hỗ trợ S1);
  • Mức hỗ trợ S3 = Pivot – (mức kháng cự R2 – mức hỗ trợ S2);
  • Mức kháng cự R1 = 2 × Pivot – giá thấp;
  • Mức kháng cự R2 = (Pivot – mức hỗ trợ S1) + mức kháng cự R1;
  • Mức kháng cự R3 =Pivot – (mức kháng cự R2 – mức hỗ trợ S2).

Tham khảo thêm: Cách sử dụng điểm Pivot trong giao dịch Forex đơn giản

Tại sao Pivot Point được nhiều trader sử dụng?

Rất nhiều trader sử dụng Pivot để giao dịch, nên thiết nghĩ đó là điều cần thiết cho các nhà giao dịch.

Đặc biệt đối với Pivot Point cực kỳ có ích đối với những người giao dịch ngắn hạn, lướt sóng muốn kiếm lợi nhuận từ những biến động nhỏ của giá, hoặc những nhà giao dịch trung hạn cũng có thể làm được điều đó.

Bởi vì với những mức hỗ trợ và kháng cự, người giao dịch sử dụng Pivot Point để tìm những đợt bật lại hoặc phá vỡ các vùng Pivot Point này, việc này rất được nhiều người sử dụng.

Đối với những nhà giao dịch thích giao dịch theo kiểu ngược xu hướng, họ sẽ dùng Pivot Point để tìm vùng đảo chiều. Họ thấy ở Pivot Point những vùng mà họ có thể đặt lệnh mua hoặc bán. Ví dụ bán xuống khi giá chạm kháng cự, mua vào khi giá chạm hỗ trợ.

Đối với những nhà giao dịch theo trường phái phá vỡ, họ sẽ xem Pivot Point là những vùng chính cần phá vỡ trước khi giá đi mạnh, tức là họ sẽ chờ giá phá vỡ các ngưỡng hộ trợ và kháng cự đó, và sau đó giao dịch theo hướng phá vỡ đó.

Như ví dụ bên dưới là một biểu đồ của cặp EURUSD, các mức hỗ trợ và kháng cự nằm ngang được đặt trên biểu đồ. Nó được đánh dấu rõ ràng về các mức hỗ trợ và kháng cự của nó.

Với các đường như sau:

  • Đường màu xanh là đường Pivot Point
  • Đường màu đỏ là hỗ trợ, có 3 mức hỗ trợ: Support 1 – hỗ trợ 1, tương tự cho hỗ trợ 2 và hỗ trợ 3
  • Đường màu xanh trên là đường kháng cự, cũng có 3 mức kháng cự: Resistance 1 – kháng cự 1, tương tự cho kháng cự 2 và kháng cự 3.

KẾT LUẬN

Trên đây là các thông tin về điểm xoay Pivot là gì, và các thông tin liên quan đến điểm xoay này. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ có thể giao dịch hiệu quả hơn nhé!

Leave a Comment

tinng.net nơi tổng hợp các kiến thức sống , trãi nghiệm du lịch ăn uống cuộc sống giúp mọi người thêm yêu đời và có nhiều kiến thức trong cuộc sống

© 2023 by tinng.net