Cách tính công suất tiêu thụ điện của thiết bị

22 views

Nhiều gia đình băn khoăn về số lượng điện tiêu thụ trong tháng của mình, gặp vấn đề khi sử dụng lượng điện vượt quá mức ngân sách cho phép. Mỗi thiết bị điện đều có công suất tiêu thụ khác nhau, bạn hoàn toàn có thể tính công suất tiêu thụ điện, từ đó lên kế hoạch tiêu thụ điện tiết kiệm cho gia đình. Bài viết dưới đây chúng tôi đã chia sẻ đến độc giả cách tính công suất tiêu thụ điện chính xác, mời các bạn cùng tham khảo.

Công suất là gì?

Công suất được ký hiệu là P (viết tắt của Potestas). Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Qua thông số công suất tiêu thụ của thiết bị, người dùng hoàn toàn nắm được lượng điện năng tiêu tốn trong một đơn vị thời gian cụ thể. Có thể chia thành công suất cơ và công suất tiêu thụ:

  • Công suất cơ: được dùng trong chuyển động đều và chuyển động quay.
  • Công suất tiêu thụ: là năng lượng của điện năng biến đổi thành năng lượng có ích.
Mỗi thiết bị có công suất tiêu thụ khác nhau

Mỗi thiết bị có công suất tiêu thụ khác nhau

Cách tính công suất tiêu thụ điện

Các bạn có thể dễ dàng xác định được công suất hoạt động của thiết bị điện trong nhà đã được nhà sản xuất ghi rõ trên bao bì hoặc chính thiết bị đó. Điều này giúp người dùng dễ dàng tính toán lượng điện tiêu thụ trong một tháng là bao nhiêu, từ đó lên kế hoạch sử dụng điện sao cho phù hợp với ngân sách của mình cũng như lựa chọn được thiết bị tiêu thụ điện ít, tiết kiệm điện tối đa.

Công thức tính công suất điện tiêu thụ như sau:

A = P x t

Trong đó:

  • A: Lượng điện tiêu thụ (KWh)
  • P: Công suất tiêu thụ điện (KW)
  • t: Thời gian sử dụng (h)

Cách quy đổi sang W:

1KW= 1000W

1MW= 1.000.000W

Ví dụ thực tế:

Đối với tủ lạnh có công suất ghi trên thiết bị là 85W. Trong 1 giờ thì một tủ lạnh sẽ tiêu thụ 0,0085 KW, trong 24h hay 1 ngày sẽ tiêu thị là 0,085 x 24 = 2,04kw. Khi đó 1 tháng tổng lượng điện tiêu thụ cho tủ lạnh sẽ là 2,04×30 = 61,2 KW hay 1 tháng sẽ tiêu tốn gần 62 số điện.

Mỗi thiết bị có công suất tiêu thụ khác nhau

Mỗi thiết bị có công suất tiêu thụ khác nhau

Các thiết bị điện khác thì công suất cũng được xác định tương tự như trên. Khi cộng gộp công suất của tất cả các thiết bị điện sẽ cho ta công suất tiêu thụ của toàn bộ tòa nhà. Từ đó có thể lựa chọn máy phát điện công nghiệp phù hợp. Vậy bạn đã biết cách tính công suất tiêu thụ điện chưa nào?

Ý nghĩa của công suất thiết bị

  • Hiện nay, nhiều gia đình mong muốn thuê máy phát điện hay lắp đặt năng lượng mặt trời. Việc nắm được công suất tiêu thụ điện giúp họ tính toán được tổng công suất điện cả gia đình sử dụng trong khoảng thời gian nhất định.
  • Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cho thuê máy phát điện, công suất tiêu thụ cần tương đương với công suất của máy phát điện. Đây là ưu tiên hàng đầu hiện nay, yếu tố quyết định bạn có thành công hay không trong lĩnh vực này.
  • Trước khi tiến hành thuê máy phát điện, người dùng cần nắm toàn bộ công suất của các thiết bị trong tòa nhà. Từ đó, có kế hoạch sử dụng và lựa chọn loại máy phát điện có công suất phù hợp giúp tiết kiệm ngân sách.

Công thức tính công suất điện 3 pha

Điện 3 pha có công suất và lượng điện tiêu thụ lớn, chúng thường được sử dụng cho các máy móc công nghiệp yêu cầu hiệu suất làm việc cao. Chi tiết về dòng điện này mời các bạn tham khảo dưới đây.

Điện 3 pha là gì?

Điện 3 pha là điện sử dụng 4 dây bao gồm có 3 dây nóng và 1 dây lạnh. Mỗi dây pha là một dây nóng, có 3 pha thì sẽ được 3 dây nóng chạy song song với nhau, và chung 1 dây trung tính hay còn gọi là dây lạnh.

Dòng điện 3 pha có công suất lớn và tiêu tốn nhiều điện. Mỗi quốc gia khác nhau có số vôn (V) là khác nhau. Tại Việt Nam, dòng điện 3 pha có mức điện áp chuẩn là 360V.

Dòng điện này thường được sử dụng cho các loại máy móc công nghiệp như máy giặt công nghiệp, máy may công nghiệp, máy rửa xe,…Lý do rất đơn giản, chúng có giá thành cao và tiêu tốn nhiều điện. Bù vào đó, năng suất hoạt động mạnh.

Công thức tính công suất điện 3 pha

Có 2 cách giúp bạn tính công suất điện 3 pha đó là:

Cách 1:

P = (U1 x I1 + U2 x I2 + U3I3) x H

Trong đó:

  • U: Điện áp (V)
  • I:  Cường độ dòng điện (A)
  • H: Thời gian (h)

Cách 2:

P = U x I x cosφ

Trong đó:

  • Cosφ: Hệ số công suất trên mỗi tải

Sử dụng điện 3 pha ở Việt Nam có lợi gì ?

Trên thực tế thì việc sử dụng điện áp 3 pha có 1 số lợi ích như sau:

  • Dòng điện 3 pha giúp truyền tải điện năng bằng mạch điện tiết kiệm dây dẫn hơn dòng điện 1 pha.
  • Dòng điện 3 pha luôn có cấu tạo đơn giản và đặc tính tốt hơn rất nhiều so với dòng điện xoay chiều 1 pha.
  • Cấu tạo đơn giản và nhiều đặc tính tốt là ưu điểm của dòng điện 3 pha so với 1 pha.
  • Nếu bạn muốn sử dụng dòng điện 3 pha có các thiết bị trong nhà, gia đình cần lắp ổn áp.

Theo công bố mới nhất của Bộ Công Thương và sở Điện Lực về mức giá điện 3 pha, điện 1 pha năm 2020 thì giá điện 3 pha sẽ cao hơn giá điện 1 pha (trong giờ thấp điểm và bình thường). Tuy nhiên trong khoảng thời gian cao điểm từ 9:30 – 11: 30 và 17:30 – 20:00 thì mức giá điện 1 pha lại cao hơn 3 pha. Do đó, tùy vào nhu cầu sử dụng bạn có thể kết hợp sử dụng điện 1 pha hoặc 3 pha sao cho phù hợp để tiết kiệm tối đa ngân sách.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc cách tính công suất tiêu thụ điện, thông tin cần biết về dòng điện 1 pha, 3 pha. Hy vọng sẽ giúp bạn có kế hoạch sử dụng thiết bị điện một cách hợp lý và tiết kiệm điện năng.

tinng.net nơi tổng hợp các kiến thức sống , trãi nghiệm du lịch ăn uống cuộc sống giúp mọi người thêm yêu đời và có nhiều kiến thức trong cuộc sống

© 2023 by tinng.net